Hố ga bẫy tử thần

Ngày 13/5/2015, 3 người bị bỏng  (quận 6, TP HCM) do nắp hố ga phát nổ. Trong đó, một nạn nhân bị bỏng nặng, hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Được biết, để làm việc, một công nhân phải trèo xuống cống để khoan bắt vít. Tia lửa từ việc khoan khiến khí ga bất ngờ phát nổ tạo ra ngọn lửa lớn, bốc lên cả mặt đường gây bỏng cho 2 người ở trên.

Trước đó, một hố ga gia đình cũng phát nổ tại Gia Lai khiến một người chết và một người bị thương. Ngoài ra, vụ nổ cũng ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà.

Ngoài ra, một hố ga trên đường Dương Bá Trạc (quận 8, TP.HCM) bỗng dưng phát nổ, bật tung nắp hố ga khoảng 100 kg lên mặt đường. Cũng tại TP HCM, hố ga trên đường Hoàng Sa (quận 1) cũng phát nổ khiến mặt đường biến dạng, đất cát bay tứ tung. May mắn, cả 2 vụ đều không có người bị thương.

Các trường hợp nổ hố ga tuy hi hữu nhưng dễ gây hại nếu có người ở gần. Bên cạnh đó, những hố ga xây dựng sai cách cũng ảnh hưởng xấu đến người tham gia giao thông.

Một số nguyên nhân khiến hố ga phát nổ   

nap ho ga

Hố ga là một phần quan trọng của hệ thống cống trong thành phố, thường được xây thấp hơn để những chất thải, bùn bẩn… chìm xuống, ngăn chặn tắc cống. Các chất thải tích tụ nhiều ngày có thể sản sinh ra một số chất khí có thể gây cháy như metal. Thông thường, các chất này không thể gây nổ, tuy nhiên, chỉ cần một tia điện hoặc tia lửa nhỏ, chúng có thể phát nổ. Khí thường sinh ra nhiều dưới nhiệt độ cao như đường nhựa mùa hè.

Theo nhận định ban đầu, vụ nổ hố ga khi làm việc có thể do khí ga trong hố đang nhiều, công nhân không đợi khí ga bay hết hoặc giảm bớt đã xuống làm việc. Lúc này, tia lửa nhỏ của việc khoan đã kích thích khí cộng với sự chật hẹp của hố đã tạo ra vụ nổ lớn.

nap ho ga

Ngoài ra, hố ga có thể bị phát nổ khi gặp áp lực nước hoặc khí lớn. Các trường hợp này thường xảy khi ống cống bị bịt kín. Mưa lớn hoặc trời nắng nóng, nước đổ về ồ ạt hoặc khí tích tụ nhiều tạo áp lực lớn, cộng với việc nắp cống bị bịt kín nên tạo ra vụ nổ và đẩy nắp hố ga hoặc song chắn rác tung lên cao.

Những mối nguy hại khác

Những hố ga mất nắp, nắp hố ga vứt ngổn ngang cũng ảnh hưởng xấu đến người đi đường. Chúng thường không có biển cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Cuối tháng 12, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú, TP.HCM) do các hố ga trồi lên. Tại Hà Nội, hố ga mất nắp đã khiến một chiếc xe buýt sập xuống hố, gây ách tắc giao thông.

nắp hố ga

Những hố ga còn có thể… nuốt người. Năm 2014, hai cháu bé tại Bình Dương đã tử vong do rơi xuống hố ga. Mưa lớn đùnnắp cống ra khỏi miệng, nước ngập cao khiến mọi người không thể nhận biết. Hai em đùa nghịch gần đó nên rơi xuống. Trước đó, một cháu bé (Hà Nội) cũng tử vong do ngã vào hố ga mất nắp trong công trường đang thi công.

Để giảm thiểu những mối nguy hại từhố ga, các bộ phận của hố cần xây dựng đúng kỹ thuật, phù hợp với mặt đường, an toàn cho người dân. Những hố ga sai sót cần được sữa chữa kịp thời. Mọi người cần chú ý quan sát khi di chuyển. Vào mùa mưa, cần hạn chế cho trẻ chơi gần những nơi có hố ga mất nắp hoặc đang thi công. Công nhân làm việc tại những hố ga cần chờ cho khí tan hết rồi mới làm việc, đặt biển cảnh báo tại các hố gặp sự cố.

Việc phát nổ hố ga gia đình thường khó xảy ra, tuy nhiên, các gia đình cũng nên lưu ý xây dựng hố đúng cách. Lựa chọn công nhân có tay nghề, mua vật liệu có chất lượng tốt. Khi hố ga có sự cố thì không nên tự ý sửa mà nhanh chóng gọi người đến khắc phục.

 

Các tin cùng chủ đề
zalo